Được sự chỉ đạo và bảo trợ của GS.TSKH Bùi Quốc Châu.
Chuyên đào tạo và bán dụng cụ diện chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu.

Liên hệ: Bác sĩ Thảo. Nhà A12 khu tập thể Đồng Xa, ngõ 56 Doãn Kế Thiện, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện Thoại: (04)39933936 / 0983113686


Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

lá thư tháng 9

Tình thương và Hiểu biết, điều kiện ắt có và đủ để bao dung, tha thứ

GSTS Bùi Quốc Châu
21-9-2011
Tại sao tôi viết bài này, một đề tài hầu như không dính líu gì đến Diện Chân? Nghĩ như thế có phần đúng nhưng nếu bạn đọc hay học viên nào đã từng đọc 2 bài viết của tôi về Đường hướng Việt Y Đạo và Những tâm niệm của môn sinh Việt Y Đạo trong tài liệu Kỷ yếu 20 năm thì sẽ thấy đề tài này nằm trong đường hướng Việt Y Đạo của tôi, vì Việt Y Đạo (trong đó Diện Chẩn và Âm dương khí công là cốt lõi) nhằm giúp cho con người tiến đến Chân Thiện Mỹ, tức hoàn thiện con người từ thể chất đến tinh thần, nghĩa là giúp cho mỗi học viên hoàn thiện conngười của họ về Thân lẫn Tâm chứ không phải là chỉ giúp cho họ tự giải quyết những tổn thương, đau đớn, bệnh tật của thân thể họ. Vì một trong 2 nghĩa của ‘Việt Y Đạo’ có nghĩa là Vượt (Việt) qua Y để đến Đạo, cho nên Y (Diện Chẩn) chỉ là phương tiện giúp ta đạt đến chỗ cao hơn chứ không phải là mục đích. Đạo ở đây được hiểu như ‘con đường’ giúp cho mọi người sống tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn trong cõi đời này, chứ không có nghĩa là ‘tôn giáo’. Xin bạn đọc nhớ cho điều rất quan trọng này để tránh hiểu lầm về đường hướng của tôi.
Chính vì quan niệm rộng rãi như thế nên hai từ TÌNH THƯƠNG  và HIỂU BIẾT trong tựa bài viết hôm nay đều nằm trong mục đích giúp cho chúng ta sống tốt đẹp hơn với người chung quanh,  nhất là những người ở gần ta.
Tại sao tôi lại phải viết bài này? Vì từ xưa đến nay, BAO DUNG và THA THỨ cho kẻ khác, nhất đối với những người đã ghét và hại mình, là điều rất khó, nếu không nói là khó nhất. Chính vì thế, trong sâu thẳm trái tim của mổi người chúng ta, ai cũng có nhu cầu được yêu thương và tha thứ vì hầu như ai cũng thiếu tình thương và mắc phải những lỗi lầm nào đó trong cuộc đời mình. Cho nên hai điều nói trên trở nên là nhu cầu lớn của mỗi con người trên trái đất này. Cho nên ta thấy hầu như tôn giáo nào cũng kêu gọi mọi người hãy thương yêu nhau và tha thứ cho nhau. Như bên Phật giáo có hai chữ ‘từ bi’, ‘hỉ xả’ có nghĩa tương đương với hai chữ ‘yêu thương’ và ‘tha thứ’. Bên Thiên Chúa giáo có hai chữ ‘bác ái’ và ‘bao dung’ cùng có nghĩa đó mà Chúa Giê Su là người đã từng thể hiện tinh thần đó qua sự tha thứ cho những kẻ đã bắt giữ và hành hạ Chúa đến chết trên thập  tự giá.
Thực ra trên đời này rất hiếm người có thể làm được như Chúa Giê Su. Tại sao như vậy? Là vì muốn làm được điều này, tức THA THỨ, ta phải có lòng THƯƠNG YÊU bao la đối với người khác, nhưng cũng chưa đủ, vì còn cần có HIỂU BIẾT nữa. Như cha mẹ thường hay la mắng, trách cứ con cái là hư hõng, bướng bỉnh, hỗn hào, là vì họ thiếu hiểu biết là tâm sinh lý con người ở tuổi mới lớn, mới vào đời, cũng như thiếu sự hiểu biết về xã hội, cho nên dù họ rất thương yêu con cái, họ vẫn không thể nào bao dung, tha thứ cho lỗi lầm của chúng được. Hậu quả là cha me, con cái thù ghét nhau và làm khổ nhau mà không giải quyết được gì hết do thiếu sự tha thứ cho lỗi lầm của nhau. Trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã viết: “Có dung kẻ dưới mới là lượng trên”, nghĩa là phải quãng đại mới có bao dung.
Thực ra nếu suy xét cho kỹ thì không tha thứ cho nhau, thiếu yêu thương nhau chỉ khiến cho lòng mình khổ thêm và tạo thêm mối sân hận, oán thù, mà gốc của nó là do thiếu hai yếu tố cực kỳ quan trọng là THƯƠNG YÊU và HIỂU BIẾT. Hiểu biết rất quan trọng vì nó giúp ta hiểu rõ lý do tại sao người thân của ta lại làm điều xấu, điều ác, điều sai. Khi đã hiểu lý do tại sao người đó làm điều sai trái như vậy thì ta rất dễ tha thứ cho họNgược lại, nếu ta không chịu tìm hiểu họ thì thường khó mà tha thứ cho họ dù bạn là người hay thương yêu người khác, tức là có lòng nhân từ.
Muốn hiểu người, mình phải đứng vào hoàn cảnh của người để xem xét thế nào. Lý do là nhiều trường hợp nếu đứng ở ngoài mà nhìn thì mình không hiểu tại sao người ta lại có thái độ hay hành động như vậy, còn nếu tự đặt mình vào địa vị của họ, mình sẽ hiểu thấu được lý do của những hành động, thái độ ấy.
Tuy nhiên, khi đề cao sự tha thứ và yêu thương, chúng ta cũng không nên quên đạo Trung Dung mà đức Khổng phu tử đã chủ trương, rằng  ở đời cái gì cũng đừng nên thái quá. Trường hợp của Chúa Giê Su là quá đặc biệt còn thì ở đời chúng ta nên chọn sự vừa phải là dễ cho ta và cũng dễ cho mọi người. Còn nếu người nào cố tình gây ra tội ác mà “trời không dung, đất không tha” thì phải chịu trừng phạt chứ không thể tha thứ cho họ được, trừ khi họ thực sự ăn năn, hối cải. Và thường thì khi đã sai phạm, tội lỗi quá mức, pháp luật sẽ xử họ, mình không thể tham dự được.
Còn ở đây, tôi muốn nói về những trường hợp cư xử ở đời trong gia đình, anh chị em, vợ chồng, con cái, bạn bè, thầy trò, người cộng sự, bạn đồng nghiệp..., ta hãy cố gắng yêu thương và tha thứ cho nhau. Muốn vậy ta phải chịu khó tìm hiểu kỹ những người sống gần  mình, hãy yêu thương và giúp đỡ họ. Chúng ta sẽ thấy rất dễ tha thứ các lỗi lầm lặt vặt của họ. Khi ta làm được như thế sẽ thấy mình cao thượng hẳn lên và lòng mình sẽ tràn đầy hạnh phúc. Mình sẽ được nhiều người mến thương vì lòng nhân từ và bao dung của mình.
Thế gian này luôn cần những người biết yêu thương và tha thứ kẻ khác một cách thật lòng.
GSTS Bùi Quốc Châu

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011



Cơ sở khoa học của Diện Chẩn –Điều Khiển Liệu Pháp (Phần 1).


(GSTSKH Bùi Quốc Châu và hai học trò là cô Lệ Yến Diện chẩn Paris và Bác Sĩ Nguyễn Đắc Thảo Diện chẩn Cao Bằng
Trong buổi họp tại Trung tâm Việt Y Đạo chuẩn bị cho ra đời Vietmassage)





       Cho đến nay không ít người đã gặt hái hoặc chứng kiến được những kết quả gần như kỳ diệu của”Diện Chẩn-Điều Khiển Liệu Pháp” trong một số trường hợp về mặt chẩn đoán và điều trị.

I.Đặt vấn đề:
Trước những kết quả đó nhiều người không khỏi thắc mắc: “Tại sao tác dộng trên mặt mà lại hết bệnh dưới chân ? Tại sao laỊ có kết quả quá nhanh chóng đến vậy hầu như khó tin nhưng không chứng kiến tận mắt? Tại sao nhìn mặt mà biết trong thận có sạn…”
Để giải đáp phần nào những thắc mắc đó chúng tôi sẽ trình bày những luận thuyết mới trên Thế Giới trong lĩnh vực CHÂM CỨU từ đó chúng ta sẽ hiểu được phần nào kết quả mà Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp đã làm được. Tuy nhiên đây chỉ một phần của vấn đề. Ngoài ra bạn đọc còn phải tham khảo những giả thuyết mà chúng tôi đã trình bày trong sách Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp đề tạm thời giải thích những bí mật cơ thể ta đặc biệt trong lĩnh vực “DIỂN CHẨN –ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP”
Mong các bạn đọc hiểu trên tinh thần đó vì cho đến nay chưa ai có thể tự hào là nắm rõ được cơ sở khoa học, cơ chế châm cứu là gì? Trong Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp của chúng ta có một vấn đề còn mới mẽ tuy rằng thoạt nhìn nó giống như CHÂM CỨU. Thật ra phương pháp của chúng ta không phải là môn CHÂM CỨU mà là một môn khác mang nhiều màu sắc mới lạ. Thời kỳ đầu phạm vi tác động chỉ thể hiện vùng mặt gồm nhiều đồ hình, tuy nhiên kể từ năm 1988 DIỆN CHẨN đã phát triển lên Da đầu và từ năm 1989 đã triển khai ra toàn thân (cũng gồm nhiều ĐỒ HÌNH PHẢN CHIẾU) làm cơ sở cho việc chẩn đoán và điều trị.
II.Cơ sở khoa học của diện chẩn:
Nếu coi diện chẩn là nhìn mặt đoán bệnh thì đây không phải là một vấn đề mới vì từ xưa trong kinh điển Đông Y đã có VỌNG CHẨN (chẩn đoán bệnh bằng cách nhìn) Diện Chẩn của chúng ta mặc dù cũng dựa trên nguyên tắc biểu hiện của những hình thức khảo sát căn cứ nhiều yếu tố đặc biệt trong đó có các dấu hiệu xuất hiện trên da, dưới da. Trong phần dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu những vấn đề có liên quan đến việc SỜ ẤN các điểm trên bề mặt cơ thể và nhìn các dấu vết trên da để đoán bệnh Đông Y, Tây Y và cơ sở khoa học của vấn đề này xuyên qua các công trình nghiên cứu của của tác giả Nhật Bản. Thông qua các tư liệu này, bạn đọc sẽ hiểu được DIỆN CHẨN một cách dễ dàng và khoa học hơn.
GS.TSKH.Bùi Quốc Châu
Nguồn : www.dienchan.com

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Nền móng và cột kèo


Nền móng và cột kèo















GSTS Bùi Quốc Châu
Trong lãnh vực xây cất nhà cửa nếu ta để ý thì thấy có có nhiều điều thú vị rất đáng cho ta học hỏi để xây dựng cho chúng ta mỗi người một căn nhà Diện Chẩn theo ý của mình.
Nếu chúng ta để ý khi đi dọc các đường phố thỉnh thoảng ta bắt gặp một building (nhà cao tầng) nổi lên một cách bất ngờ làm ta rất ngạc nhiên tự hỏi không biết building này xây hồi nào mà sao bây giờ lại xuất hiện một cách hiên ngang, đầy ngạo nghễ?!
Chúng ta ngạc nhiên vì trước đó một thời gian, có khi đến vài năm, ta không thấy người ta làm gì cả. Nếu có đi qua đó ta chỉ thấy những tấm che chắn chung quanh và chỉ thế mà thôi, còn bên trong ai làm cái gì thì ta không biết. Mãi lâu sau đó, vào một ngày đẹp trời, đột nhiên ta thấy các tầng nhà mọc lên như cọng giá sau khi ủ một đêm. Cái mà chúng ta không thấy chính là NỀN MÓNG. Đứng trên quan điểm Âm Dương thì NỀN MÓNG thuộc Âm, vì thế ta không thường thấy nó (âm thầm như bóng đêm cho nên khó thấy là lẽ đương nhiên). Còn nếu ta nhìn ở góc độ xây dựng con người thì các tầng lầu mà ta nhìn thấy sẽ là phần TRÍ, còn nền móng chính là TÂM vậy. Do đó nó ít khi được nhìn thấy nhưng vì là phần NỀN MÓNG nên nó cực kỳ quan trọng, nếu không nói là có tính quyết định. Vì ai cũng biết nhà nào dù nhỏ hay lớn, thấp hay cao, cũng phải có NỀN MÓNG, và NỀN MÓNG BAO GIỜ CŨNG PHẢI ĐƯỢC XÂY DỰNG TRƯỚC TIÊN và thường phải mất nhiều thới gian hơn so với phần xây dựng các tầng ở phía trên nền móng đó. Thông thường nhà càng cao, nền móng càng phải chắc và sâu. Ngược lại, nhà càng cao thì càng dễ bị sụp đổ nếu nền móng không vững vàng, chắc chắn.
 Xã hội ngày nay sở dĩ “không ổn định” và bị nhiều lời phê bình, chỉ trích của các bậc thức giả là vì THIẾU PHẦN XÂY DỰNG KỸ LƯỠNG PHẦN NỀN MÓNG, nếu có thì cũng chỉ là xây dựng qua loa và lo xây cất phần trên cho nhanh để BÁN (vì xã hội ngày nay thiên về BUÔN BÁN nhiều hơn, có buôn bán mới có tiền, do đó tất cả những băng hoại về mọi lãnh vực đều từ chỗ này mà ra!!), tức là THIẾU ĐẦU TƯ NHIỀU VÀO PHẦN XÂY NỀN mà đã vội xây phần bên trên nền móng đó.
Trở lại vấn đề xây nhà, như tôi đã nêu ở tựa bài, có hai phần quan trọng nhất, đó là NỀN MÓNG và CỘT KÈO. Có thể khẳng định rằng sẽ không có căn nhà nào vững chắc nếu nó không có được NỀN MÓNG vững chắc. Ngoài NỀN MÓNG ra, nhà nào cũng phải có CỘT và KÈO. Móng coi như là khung của Nền, còn Cột Kèo coi như phần khung của nhà. Để cho dễ hiểu, ta hãy coi phần GẠCH NGÓI, XI MĂNG như phần THỊT, còn phần CỘT KÈO coi như phần XƯƠNG. Ở phần NỀN  thì cũng phải có phần MÓNG, coi như XƯƠNG, ngoài ra cũng phải có xi măng, đất cát..., coi như phần THỊT. Nói thế để dễ hình dung, dễ hiểu một vấn đề có tínhnguyên tắc hay qui luật. Đó là, muốn làm nhà cho chắc chắn phải xây Nền Móng trước, kế đó mới đến Cột Kèo.
Từ đó suy ra bất cứ lãnh vực nào cũng thế, muốn cho vững chắc phải có đủ các thành phần kể trên.
Trên đây tôi nói một cách tổng quát vế các qui tắc cơ bản của việc xây dựng nhưng vì web này chủ yếu nói về Diện Chẩn cho nên tôi sẽ nói cho các môn sinh và các bạn đã và đang tìm hiểu về DC được hiểu đâu là NỀN MÓNG, đâu là CỘT KÈO của CĂN NHÀ DIỆN CHẨN, để các bạn có thể xây dựng căn nhà Diện Chẩn cho thật vững chắc. Nếu không, các bạn sẽ không thể cất nên căn nhà Diện Chẩn đẹp đẽ với nhiều tầng được.
Vì Diện Chẩn là một nền Y HỌC NHÂN VĂN, không phải là Y HỌC KỸ THUẬT, cho nên cái NỀN mà nó cần phải có chính là Tam Giáo (Phật, Lão, Khổng), là Văn hóa Việt, là kinh Dịch, là Âm Dương, còn MÓNG của nó phải là 3 nền y học : hiện đại, cổ truyền và dân gian. Nhưng cái nhà nào cũng phải gồm đủ nền và phần trên của nó, tức là nhà. Nếu chỉ có nền mà không có nhà thì không thành cái nhà. Nhìn theo góc độ Âm Dương thì phần NỀN thuộc Âm, phần NHÀ CỬA bên trên thuộc Dương. Trong phần nhà bên trên phải có CỘT, KÈO và ĐÀ. Thế thì CỘT, KÈO trong Diện Chẩn là những phần nào? Đó chính là Huyệt BQC, Sinh huyệt, Đồ hình, Dụng cụ và các Phác đồ cùng với Thủ pháp thực hiện.
Nếu trong việc xây cất một căn nhà cần phải có Nền Móng và Cột Kèo thì trong việc xây một căn nhà Diện Chẩn các bạn cần phải đủ các phần kể trên thì mới có thể mơ ước tới việc xây nên căn nhà Diện Chẩn đẹp đẽ, hoành tráng được. Đó là điều kiện cần và đủ để có được cái mà mình mong ước. Nhưng chưa hết. Các bạn hẳn sẽ ngạc nhiên, hỏi cón thiếu cái gì? Đó là phần THỰC HÀNH. Thực hành chính là linh hồn của phương pháp. Cũng giống như căn nhà, dù đẹp đẽ, tráng lệ đến đâu chăng nữa nhưng nếu không có người ở thì các bạn nghĩ sao? Con người ở trong nhà chính là cái HỒN của căn nhà đó. Nhà mà không có người ở cũng giống như con người không có linh hồn. Cũng vậy, khi bạn sở hữu một phương pháp nhưng không thực hành phương pháp đó thì cũng giống như mình mua một căn nhà mà mình không vào ở, chỉ để ngắm chơi mà thôi, không ích lợi gì cả.
Đến đây các bạn hẳn đã hiểu ý nghĩa của lá thư hôm nay của tôi. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu tôi không nói nhỏ vào tai các bạn một điều cũng cực kỳ quan trọng nữa. Đó là bạn học Diện Chẩn để làm gì? Với mục đích gì? Vì trước khi mua một món đồ, một dụng cụ gì đó, bạn phải nên tự hỏi: “Mình mua cái này để làm gì?”. Khi đã xác định được mục đích, mục tiêu của mình thì mình sẽ mua đúng món đồ mà mình cần thì dù với một giá đắt, mình cũng vẫn hài lòng. Như vậy các bạn nhé!
Hẹn quí vị và các bạn lá thư tháng sau.
GSTS BÙI QUỐC CHÂU
(10 giờ 10/8/2011)
nguồn: dienchan.com/

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Từ Vinatherapy đến Việt Y Đạo


Đã từ lâu tôi có hai ưu tư sau đây: một là làm sao cho con người giảm bớt tổn thương thể xác, cụ thể là bớt bệnh. Hai là làm sao cho đất nước ta giàu mạnh, tiến bộ hơn người, người dân được ấm no hạnh phúc và dân trí được nâng cao.
Việc thứ nhất là với tư cách là người nghiên cứu và chữa bệnh, trong 16 năm qua bằng sự nỗ lực của bản thân và cộng sự, chúng tôi đã đóng góp được một phần với Nhà Nước trong việc chăm sóc sức khỏe đồng bào cũng như mở mang kiến thức về y học cho dân qua việc hướng dẫn, đào tạo hàng nghìn bệnh nhân biết cách tự bảo vệ sức khỏe của họ (Biến bệnh nhân thành thầy thuốc) với các phương pháp dễ học, dễ làm và các dụng cụ chữa bệnh đơn giản. Phải nói là cho đến nay tôi đã đạt được thành công bước đầu, tuy không phải là lớn nhưng cũng đủ khích lệ tinh thần tôi và các cộng sự cũng như học viên của mình.
Việc thứ hai thì rõ ràng là ngoài tầm tay vì tôi không phải là nhà chính trị hay nhà kinh tế.
Tuy nhiên tôi vẫn chưa thỏa mãn. Tôi nhận thấy rằng hướng dẫn cho dân chúng biết cách phòng và trị bệnh bằng các biện pháp Y học đặc thù Việt Nam chưa đủ. Vì bệnh nhân không chỉ bị tổn thương về thể xác (bị đau tức là bị bệnh) mà còn bị tổn thương về tinh thần (bị khổ) vì nhiều nguyên nhân trong đó do sự tham lam, kém hiểu biết về y học và nhiều lãnh vực khác, sự yếu đuối về tinh thần….chiếm phần lớn những sự khổ của con người. Theo tôi Tiếng Việt nói đau là chỉ sự tổn thương về Thân xác, còn khổ chỉ tổn thương về tinh thần. Nhưng vì hai tổn thương này luôn gắn bó hữu cơ với nhau nên mọi người hay dùng chữ đau khổ như danh từ kép. Vì có cái đau nào không gây khổ và có cái khổ nào mà không gây đau.
Do đó, muốn con người bớt đau khổ cần phải có một giải pháp toàn diện hơn là chỉ có biện pháp y học thuần túy (y học). Vì rõ ràng con người là một tổng thể cực kỳ phức tạp, do đó bất kỳ giải pháp nào có tính cách giản đơn, phiến diện về mặt lý thuyết sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của loài người chính vì vậy mà từ ngàn xưa có một sự phân công tự nhiên trong xã hội là giới thầy thuốc để chữa bệnh thân xác và giới tu sĩ để chữa bệnh tinh thần cho loài người. Cho nên thầy thuốc, tu sĩ và triết gia vẫn luôn cần thiết ở mọi xã hội từ xưa tới nay.
Tuy biết rõ như vậy nhưng mọi người vẫn mạnh dạn đề xướng chương trình Việt Y Đạo để phổ biến hướng dẫn cho dân vì những lý do sau:
+ Bệnh tật tuy nhiều nhưng có những bệnh con người có thể tự chữa được nếu biết cách. Nhất là các cách thức chữa bệnh mang tính tự nhiên và an toàn như xoa bóp, bấm huyệt, ăn uống, vận động….
+ Cái khổ về tinh thần tuy nhiều, phức tạp nhưng con người có thể vượt qua được nếu được động viên, an ủi, giải thích tức là được nâng đỡ về tinh thần, tình cảm và được giáo huấn để rõ điều đúng sai, lẽ thật giả. Mà ngay cả việc này ở những người có tinh thần mạnh mẽ và sáng suốt cũng có thể vượt qua được chứ không phỉa bất cứ cái khổ nào người ta cũng cần cầu cứu đến Tôn giáo (cũng như có những bệnh mới mắc phải hay những bệnh thông thường nếu ta biết chữa thì không cần phải nhờ đến thầy thuốc hay bệnh viện). Ta cũng phải thực tế mà thấy rằng có những bệnh ngay cả thầy thuốc giỏi, bệnn viện lớn cũng phải bó tay (tất nhiên tôi cũng thừa hiểu là con người cần đến Tôn giáo không chỉ vì khổ mà còn đến vì yếu tố khác trong đó có sự muốn được giải thoát, được cứu rỗi hay muốn đạt được những gì cao siêu hơn ngoài sự hiểu biết của loài người như Thiên đàng, kiếp sau, đời sống tâm linh…). Nhưng ở đây tôi muốn nói có những cái khổ nhỏ, con người cũng có thể tự mình vượt qua nếu biết cách và chịu khó rèn luyện. Một trong những cách đó là làm tăng sức chịu đựng về tinh thần. Âm dương khí công là phương pháp rất hữu hiệu trong việc nâng cao tinh thần cho những người yếu đuối, thiếu can đảm, thiếu tự tin, kém sáng suốt. Nó có thể giúp cho con người đủ sức chịu đựng nổi những khổ sở mà nếu không có biện pháp này thì họ sẽ khổ hơn vì kém sức chịu đựng, kém sáng suốt.
Tất nhiên như đã viết, vai trò của Tôn giáo và Y học, cụ thể là của giới tu sĩ và thầy thuốc vẫn luôn tồn tại ở mọi xã hội từ xưa và cho mãi tới ngàn sau. Việt Y Đạo hoàn toàn không có cao vọng làm thay vai trò của hai giới trênnhưng Việt Y Đạo ra đời như một giải phápnhỗ trợ cho Y học và Tôn giáo, thiết tưởng cũng không phải là vô ích. Mà lợi ích trước hết là nó giúp cho người bệnh bớt ỷ lại và lệ thuộc vào người khác, nghĩa là giải phóng họ khỏi sự nô lệ quá nhiều vào tha nhân để tìm thấy sự tự do đích thực cho cá nhân họ, tiến đến là làm chủ lấy bản thân mình về thân xác lẫn tinh thần và đạt đượng sự bình yên trong tâm hồn (giúp cho con người “Thân Tâm được an lạc” đó là mục tiêu phấn đấu của Việt Y Đạo). Đó chẳng phải là mục đích tối cao của Y học và Tôn giáo và cũng là nhu cầu, là mong muốn tự thâm tâm của mỗi người hay sao? Việt Y Đạo có giúp con người làm được những điều kể trên không? Cái này còn tùy thuộc vào rất nhiều điều kiện (trước hết là của chủ thể và khách thể), nhưng vạch ra con đường đúng dẫn đến những gì tốt đẹp hơn những cái hiện có, đó chính là việc làm chính đáng góp phần vào sự tiến hóa văn minh và hạnh phúc mà loài người luôn cần thiết và mơ ước. Việt Y Đạo có hai phần: Y Đạo và Việt Y cho nên ngoài những mục tiêu kể trên nó còn có tham vọng giúp cho sinh môn ngày càng Thông về lý, tinh về thuật làm vẻ vang, tự hào cho nền Y học Việt Nam so với các nền y học khác của các nước đã có trước đây (như Tây y, Trung y, Ấn y…). Trước mắt nó sẽ đem lại lợi ích một cách gián tiếp về nhiều mặt trong đó có sự phát triển về kinh tế, ổn định về xã hội, tiến bộ về văn hóa….nhờ sự cải thiện sức khỏe và ổn định tâm trí của cá nhân trong cộng đồng sau quá trình học tập của họ về Việt Y Đạo.
Những điều trình bày trên chỉ là những điều mơ ước hay đã là hiện thực? Có lẽ đối với các bạn đã tham gia vào chương trình học tập các bộ môn của Việt Y Đạo trong thời gian qua như Diện Chẩn, Âm Dương khí công, Ẩm thực dưỡng sinh từ hơn 10 năm qua thì họ thấy đây là sự thật hiển nhiên không phải chỉ là những ước mơ còn nằm trong óc của chúng tôi là những người đề xướng và thực hiện mà là hiện thực đã và đang xảy ra từng ngày, từng giờ. Tất nhiên là công việc rất to lớn không phải trong một thời gian ngắn, với sức lực, khả năng và tâm huyết của một nhóm người mà có thể hoàn thành được. Cho nên chúng tôi thành thật kêu gọi sự đóng góp của nhiều người mà trước hết là các môn sinh Việt Y Đạo thân yêu, nếu các bạn thấy có thể chia sẻ được tâm tư hoài bão của chúng tôi.

GSTSKH. Bùi Quốc Châu
nguon:dienchan.com

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

Chuyên đề chữa liệt mặt bằng dụng cụ “Sao Chổi”.

Trong loạt bài “DC-DKLP-Bùi Quốc Châu Ngọn Hải Đăng của Y học Bổ xung”

Kinh nghiệm chữa bệnh bằng phương pháp DC-DKLP-Bùi Quốc Châu
của BS Nguyễn Đắc Thảo câu lạc bộ DC-BQC Cao Bằng
Văn phòng Hà Nội A12b khu tập thể Đồng Xa Mai Dịch Cầu Giấy Hà Nội
Tel : 0439933936 – 0983113686

Chuyên đề chữa liệt mặt bằng dụng cụ “Sao Chổi”.

Liệt mặt là do tổn thương dây thần kinh sọ não số VII.
Dây thần kinh số VII sau khi  rời khỏi cầu não đi vào ống tai trong cùng với dây thần kinh thính giác đi vào rãnh xương, ống thần kinh mặt từ sọ não đi ra ngoài qua lỗ trâm chũm đi qua tuyến mang tai, truyền vị giác từ 2/3 trước lưỡi và các xung lực da từ thành trước của ống tai ngoài chi phối cho tất cả các cơ liên quan tới biểu hiện nét mặt.
Khi tổn thương dây VII thường có các triệu chứng sau:
-          Mép  chảy xuống
-          Các nếp nhăn và các nếp gấp trên da biến mất.
-          Trán hết nhăn.
-          Mí mắt khó và không nhắm lại được.
-          Khi cố nhắm mắt lại thì mắt bên liệt lại có xu hướng trợn ngược lên.
-          Mi mắt dưới võng xuống, điểm lệ rời khỏi kết mạc làm nước mắt chảy xuống má.
-          Thức ăn bám vào giữ răng và môi.
-          Mặt nặng, tê bì,
-          Nhỏ dãi
-          Cảm giác vị giác còn
Nguyên nhân gây liệt:
-          Các khối u xâm lấn xương thái dương, thường khởi phát âm thầm và tiến triển gây liệt mặt
-          Hội chứng Ramsay Hunt được cho là zona hạch gối gồm liệt mặt liên kết với ban mụn nước trong họng và ống tai ngoài
-          Nhồi máu và khối u làm tổn thương cầu não gây gián đoạn các dây thần kinh mặt
-          Và một số nguyên nhân chưa rõ.
Điều trị
ở mục này tôi mượn một bệnh án điển hình trong 35 bệnh án mà tôi đã và đang chữa về liệt mặt để báo cáo với Thầy GS TSKH Bùi Quốc Châu và chia sẻ với tất cả các bạn học viên yêu thích môn DC BQC về việc áp dụng phướng pháp diện chẩn vào thực tế.
Bệnh nhân Lê Văn K , nam, sinh ngày 03/04/1984 quê quán Thành phố Thái Bình sau khi bị  bệnh 6 ngày bệnh nhân đến trong tình trạng mắt trái nhắm không khít, ăn thức ăn thường bị vãi ra bên trái, hay chảy nước mắt trái.
Khám : Thể trạng tốt, giọng nói hơi ngọng, khi mím môi nhân trung và môi lệch về bên phải, vị giác còn
Khám theo phương pháp diện chẩn : Vùng tam giác gan có điểm báo đau (xuất hiện sinh huyệt), tam giác tỳ báo đau và kiểm tra các huyệt báo đau như H15-, 130-,125-,73-,
Kết luận bệnh nhân bị liệt mặt.
Quá trình chữa bệnh (ở đây để đông đảo mọi người dễ hiểu tôi xin phép không dùng từ chuyên môn là điều trị mà thay bằng từ chữa bệnh)
Ngày thứ nhất:
-Hướng dẫn bệnh nhân 12 động tác xoa xát vùng mặt đặc biệt là động tác xoa mắt và vuốt cằm.
- Tác động 6 vùng phản chiếu bằng dụng cụ sao chổi
- Cào vùng tam giác gan, tỳ
-Ấn và dán cao các huyêt 15-,125-,130-,73-.
Sau khi tác động bệnh nhân vận động mi mắt dễ dàng hơn tinh thần rất phấn chấn và rất tin vào phương pháp của Thầy Châu. Tôi dặn về nhà kiêng ăn cam và uống lạnh hẹn hôm sau gặp lại.
Ngày thứ 2 :
-          Bệnh nhân thông báo là đã tự xoa xát 12 động tác ở nhà và thấy bệnh tiến triển rất tốt
-          Tác động bằng dụng cụ sao chổi thông qua 6 vùng phản chiếu
- Cào vùng tam giác gan, tỳ
-          Dán cao các huyệt 15-,125-,130-,73-, và thêm các huyệt 222-,127,19,38,96-.
-          Sau khi được chữa xong bệnh nhân xin theo học trình độ cấp 1 để tự chữa cho mình.
Sau 5 buổi theo học được tôi tiếp tục chữa bệnh nhân đã lành tới 90 % bệnh  trước khi chia tay để về quê tiếp tục cuộc sống thường ngày bệnh nhân này đã bày tỏ sự biết ơn tới GS TSKH Bùi Quốc Châu người đã tìm ra phương pháp này. Kính chúc Thầy mạnh khỏe tạo nhiều phúc cho nhân loại.
Kỳ sau : Kinh nghiệm và một số hiểu biết về chứng thoát vị đĩa đệm với góc nhìn của Y học hiện đại.
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2011.
Bác sỹ Nguyễn Đắc Thảo
(chủ nhiệm CLB DC BQC Cao Bằng)
Điện thoại liên hệ 0983113686.
           

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011


Đường lối Diện Chẩn
GSTS BÙI QUỐC CHÂU
(6/7/2011)
Tại sao tôi viết bài này? Vì Diện Chẩn hiện nay đã và đang có hàng triệu người áp dụng ở hàng trăm quốc gia trên thế giới (chỉ tính đến sáng ngày 8/7/2011, số lượt người truy cập, xem www.dienchan.com đã hơn 1.400.000, thuộc 105 quốc gia/lãnh thổ) sau 31 năm kể từ khi tôi tìm ra phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà ngày nay được gọi với tên ngắn gọn là DIỆN CHẨN, thay vì gọi đầy đủ như trước đây là “Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp”.
Người tìm ra chỉ có một, lý thuyết cũng chỉ có một người viết ra – đó là tác giả Bùi Quốc Châu nhưng người làm tức thực hành, áp dụng thì có hàng triệu. Đó là nói hiện nay chứ đến vài chục hay 100 năm sau thì người áp dụng  DC sẽ có đến hàng tỉ. Cho nên nếu không nói rõ đường lối, phương hướng chữa bệnh thì sẽ xảy ra tình trạng bát nháo, mỗi người một cách, không đúng với TINH THẦN CỦA DIỆN CHẨN mà người sáng lập ra đã đề ra.
Để hiểu đúng tinh thần Diện Chẩn là gì thì ta phải trở lại từ đầu, xem nền tảng của phương pháp Diện Chẩn là gì và mục đích của người sáng lập là dùng DC để làm gì
Trước hết xin nói về NỀN TẢNG CỦA DIỆN CHẨN. Như trong các bài viết trong sách DC và giáo trình, tôi luôn nói là DC được xây dựng trên nền tảng Đạo học Đông phương (gồm Tam Giáo: Phật, Khổng, Lão-Trang và KinhDịch), Văn hóa Việt cùng 3 nền y học  là y học hiện đại, y học cổ truyền và y học dân gian (Xem bài Vài nét về lịch sử môn DC-ĐKLP  trong sách Bài giảng DCĐKLP, trang 5 – 14 )mà người học DC phải học hoặc ít nhất phải biết những điều tôi đề cập ở trên là gì. Như thế, Diện Chẩn  là phương pháp mang tính TỔNG HỢP rất cao. Nhất là việc hiểu và vận dụng Đạo học Đông phương vào DC là phần cực kỳ quan trọng, có thể nói là cốt lõi của phương pháp DC, mới có chữ Tâm và chữ Tùy trong DC. Từ y học cổ truyền mới có việc vận dụng hệ Kinh lạc, Tứ chẩn, Bát Cương, Âm dương Ngũ hành .Vận dụng y học hiện đại vào DC mới có 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết, hệ thần kinh thực vật, hệ nội tiết, hệ thần kinh -  12 đôi dây TK sọ não, hệ da, hệ cơ... Vận dụng y học dân gian và văn hóa Việt vào DC mới có cách chữa theo Đồng ứng, Đồng hình, Đồng tự, Đồng âm (tương tự cách chữa mẹo trong dân gian), cách chữa theo Thập nhị huyền công (tương tụ cách chữa bằng bùa chú trong dân gian)...

Kế đến xin nói về MỤC ĐÍCH CỦA DIỆN CHẨN. Diện Chẩn dùng để làm gì? Người sáng lập là tôi chỉ có mỗi ước muốn duy nhất là mong dùng phương pháp  mình đã khổ công tìm ra để đem lại sức khỏe, sự bình an, trí tuệ, hạnh phúc, tính độc lập và tự do cho tất cả những người Đau và Khổ trên cõi đời này, trong đó dân tộc Việt Nam ta là ưu tiên. Với phương pháp của mình, mong muốn thiết tha của tôi là sao cho tất cả mọi người trên trái đất này, gồm hết nam, phụ, lão, ấu và gồm cả cây cỏ, hoa lá, thú vật, chim muông (kể cả đồ vật) đều được hưởng sự mầu nhiệm của DC nên bắt buộc tôi phải tìm tòi, suy nghĩ ra những cách vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để cho mọi người đều có thể học và làm được trong thời gian ngắn. Cho nên từ giai đọan mở đầu phương pháp DC, tôi đã dùng kim nhỏ và ngắn châm trên MẶT người bệnh, sau đó do nghĩ rằng nếu dùng kinh châm thì không thể đại chúng hóa nhanh được nên tôi đã bỏ cách dùng kim, thay vào đó là những dụng cụ làm bằng sừng trâu, kim loại và nhựa cao cấp, cũng như đã mở rộng phạm vi nghiên cứu và điều trị không chỉ ở vùng MẶT mà ra khắp toàn thân. Về điều trị, từ những phác đồ gồm nhiều dãy số đã có thêm những phác đồ ngắn gọn và sau này, nhiều khi khộng cần dùng đến huyệt đạo cũng giúp cho người bệnh hết bệnh hoặc thuyên giảm.
Cho đến những năm gần đây, người bệnh chỉ cần đọc số huyệt (Niệm công), tác động lên hình ảnh (Ảnh công) hay nghĩ về bộ phận đang đau (Ý công), viết chữ trên giấy (Từ công), viết bằng ngón tay lên bộ phận đang đau (Khoán công) hay uống nước (Thủy công)...đều có thể giảm hay hết bệnh. Những cách này không cần phải vận dụng lý thuyết Tây hay Đông y nhưng vẫn đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên cho những ai đã được chữa hay tự chữa.
Như tôi thường nói “có nhiều con đường để đi đến một nơi”, Diện Chẩn cũng thế. Có nhiều cách để chữa một bệnh, cách nào chữa NHANH, GỌN, ÍT ĐAU ĐỚN, ÍT TỐN KÉM NHẤT LÀ CÁCH HAY NHẤT, chứ không phải là dùng cách chữa chính thống mới được. Vì quan niệm rộng rãi, cởi mở của tác giả là không bắt buộc phải biết các lý luận y học Tây hay Đông y mà người bệnh – trước mắt là môn sinh của tác giả DC – mới được hưởng những kết quả kỳ diệu như các bạn đã từng biết.
Cho nên nếu bạn nào nói rằng học DC là phải biết lý luận y học hiện đại hay cổ truyền rồi mới nên chữa bệnh cho mình và cho người khác là không đúng, đó là bị chấp. Vì như trong dân gian, từ lâu đã có những cách chữa bệnh không căn cứ vào lý luận y học nào cả mà kết quả vẫn vượt xa sự mong muốn và tin tưởng của mọi người.
Tất nhiên, nếu chúng ta nói không cần kiến thức về y học hiện đại và cổ truyền là không đúng. Nhưng nếu nói phải có kiến thức về Đông hay Tây y mới được hoặc mới nên chữa bệnh bằng DC là sai vì điều trước hết chúng ta cần phải nhớ là “Diện Chẩn không phải là Đông hay Tây y và đối với người bệnh, điều quan trọng nhất là chữa hết bệnh cho họ, chứ không phải biết rõ cái chứng bệnh của họ nhưng lại không chữa được cho họ lành bệnh”.Cho nên nếu bạn có học qua Đông hay Tây y thì càng tốt nhưng nếu không có cũng không sao ( như với cách chữa mẹo hay Thập nhị huyền công, có người không biết gì về Đông y hay Tây y vẫn chữa được những bệnh mà Đông, Tây y nhiều khi không thể chữa dứt hẳn hay bó tay luôn, là như: viêm xoang, viêm chu vai, viêm mũi dị ứng, viêm mủ lỗ tai, bệnh trĩ, nhức đầu kinh niên, mất ngủ kinh niên.v.v...). Từ những ca bệnh điển hình này, các bạn hãy để ý đến và nhớ lại những TÂM NGÔN DIỆN CHẨN mà tôi thường nói trong lúc giảng dạy, cũng như những câu nói của cổ nhân, của bà con quần chúng trong dân gian cũng như cùng kinh nghiệm bản thân. Hãy dùng những hiểu biết này của mình trong lúc chữa trị mọi bệnh tật.
Nói tóm lại, vì nền tảng của DC là Tam Giáo, là văn hóa Việt, là kinh Dịch và 3 nền y học cùng nhiều kiến thức khác, nên không thể nói “học DC là bắt buộc phải biết Đông và Tây y” mà nên nói rằng “nếu muốn trở thành môn sinh DC giỏi thì nên học thêm Đông và Tây y, và nếu có điều kiện, phải đọc thêm sách viết về Đạo học Đông phương như Phật, Khổng, Lão-Trang, kinh Dịch, văn hóa Việt nữa chứ không chỉ có sách y học là đủ”. Có nhiều người do trình độ học vấn có hạn, nghe nói học DC  bắt buộc phải học Đông và Tây y thì họ rất ngại, do ai cũng biết việc học Đông, Tây y không phải là dễ và cũng không phải trong thời gian ngắn là thấu hiểu, nắm bắt được dù cho chỉ là các phần căn bản. Vã lại, chúng ta càng ngày càng có nhiều cách chữa bệnh không cần đến huyệt, cũng không cần biết đến lý luận Đông, Tây y mà vẫn chữa hết bệnh, như: Ý công, Từ công, Khoán công.v.v... Thực tế này càng chứng tỏ Diện Chẩn là một phương pháp chữa bệnh độc đáo, kỳ lạ, dành cho tất cả mọi người, kể cả người bình dân ít học, trẻ em, người lớn tuổi, người khuyết tật nhẹ... đều có thể học được và làm tốt. Sở dĩ DC đạt được điều này mà từ trước đến nay ít có phương pháp nào có thể làm được như vậy là vì tác giả đã SUỐT ĐÊM, NGÀY NGHĨ ĐẾN VIỆC TÌM RA CÁCH CHỮA ĐƠN GIẢN, DỄ HỌC, DỄ LÀM ĐỂ MỌI NGƯỜI TRÊN HÀNH TINH NÀY CÓ THỂ TỰ CỨU MÌNH MÀ KHÔNG LỆ THUỘC VÀO THUỐC MEN, THẦY THUỐC HAY NGƯỜI KHÁC.
Cho nên đối với những kiến thức cao, khó hiểu, khó nhớ như Đông, Tây y thì tác giả không đề cao hay yêu cầu học viên DC bắt buộc phải học – như vậy là tạo sự khó khăn cho họ ngay từ buổi đầu. Tác giả nghĩ rằng những kiến thức về Đông, Tây y ở mức cao nên dành cho những người đã có học thức cao và có trình độ vững vàng về DC rồi mới nên học. Trái lại, nếu chú ng ta đặt ra yêu cầu đó cho những người ít học và mới bước chân vào DC thì không nên vì sẽ tạo sự khó khăn khiến họ sẽ nãn chí và bỏ cuộc vì cho rằng “DC khó quá!”.
Trên đây là những điều mà tôi đã quan sát, chiêm nghiệm và lắng nghe từ quần chúng học viên sau gần 30 năm dạy DC. Do đó tôi mong các môn sinh DC trong và ngoài nước hãy đọc kỹ bài này để nắm vững đường lối phổ biến Diện Chẩn hiện nay và trong tương lai.






































GSTS Bùi Quốc Châu
(21 giờ ngày 6/7/2011)


Các bạn mến,
Với lá thư kỳ này, cũng là lúc các học viên DC bên Pháp và châu Âu nói chung (người bản địa cũng như người gốc Việt) đang có nhu cầu thiết tha muốn tìm hiểu sâu rộng hơn về Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp, thầy nói sâu thêm với các bạn về phương pháp VietMassage – Method BQC, từ ý nghĩa tổng quát cho đến thực hành.
Trước hết, đây là phương pháp xoa bóp mới do GSTS Bùi Quốc Châu sáng lập với tên gọi hiện nay là VietMassage – Method BQC. Nó là một bộ phận đặc biệt của Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp do thầy sáng tạo từ năm 1980.Chủ đích của nó là làm cho người được massage không những được thư giản về cơ bắp và thần kinh mà còn làm giảm một số cơn đau nhức, triệu chứng của một số bệnh do rối loạn chức năng. VietMassage – Method BQC là một bộ môn phối hợp giữa massage cổ điển với phương pháp điều trị mới là DIỆN CHẨN.
I/ Vì thế, điều kiện đầu tiên để trở thành chuyên viên (CV) về VietMassage – Method BQC là phải có kiến thức cơ bản về các môn sau đây:
1.Cơ thể học, nhất là về cơ bắp, xương cốt, da và thần kinh, triệu chứng học, bệnh học
2. Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp
3. Âm dương khí công
4. Xoa bóp cổ điển
 5. Hệ kinh lạc
II/ Điều kiện thứ hai: các CV VietMassage phải có một phòng massage với các điều kiện như sau:
A.Phòng cần phải:
1.Rộng rãi
2.Thông thoáng
3.Sáng sủa
4.Sạch sẽ
5.Thơm tho
   Phòng này được trang trí các đồ hình Diện Chẩn, đồ hình châm cứu, tủ kính đựng dụng cụ Vinamassage, tivi, đầu máy, loa nghe nhạc...
B. Phòng có giường gỗ (hay kim loại) chắc chắn, đủ rộng và dài cho một người cao 1,8m nằm ( có nghĩa là có chiều dài 2m, chiều ngang 0,8 – 1m, đặc biệt cao ngang rốn của 1 người cao trung bình 1,6m).

Bước vào thực hành, các CV VietMassage phải tiến hành các bước sau đây theo thứ tự:
1/Mời khách ngồi với thái độ trân trọng nhưng lịch sự, thân mật, vui vẻ.
2/Quan sát sơ qua MẶT của khách và toàn diện cơ thể để biết qua tình trạng sức khỏe và một số bệnh mà khách đang mắc phải với kinh nghiệm về khoa Diện Chẩn mà CV VietMassage đã có khi theo học phương pháp này từ trước đó.
3/Nói cho khách biết về nhận xét của mình và yêu cầu khách xác minh là đúng bao nhiêu phần trăm để tạo sư tin tưởng và thân mật với khách (Vì người ta dễ nói chuyện cởi mở với những ai đã biết một số điều bí mật về mình).
4/Mời khách nằm lên giường, hỏi khách thích xoa bóp bộ phận nào trước trên thân thể (VD: đầu, mặt hay lưng...).
LƯU Ý: Trong VietMassage các CV phải vận dụng linh hoạt nguyên lý chữ TÙY đối với khách vì trên thực tế, mỗi người mỗi ý thích khác nhau, cho nên đứng xoa bóp theo QUÁN TÍNH, tức THÓI QUEN của mình mà phải chú ý tìm hiểu cho thật chính xác SỞ THÍCH và NHU CẦU của mỗi người khách. Sau khi đã hiểu ý (sở thích và nhu cầu) của họ, ta bắt đầu tiến hành xoa bóp.
5/Vì VietMassage là bộ môn phối hợp giữa xoa bóp cổ điển (trực tiếp) với xoa bóp phản xạ (ở xa vùng đang mỏi, đau), giữa làm cho thư giãn với làm giảm đau nên thông thường ta hãy làm cho khách thư giãn trước bằng xoa bóp cổ điển, tức xoa, bóp, vuốt, cuộn, ấn, chặt, băm... bằng TAY, CẲNG TAY với DẦU TRƠN CÓ MÙI THƠM ĐẶC TRƯNG CỦA VIETMASSAGE vào vùng LƯNG, kế đó là MÔNG, CHÂN rồi ĐẦU, CỔ, GÁY, VAI, CÁNH TAY, NGỰC, BỤNG, ĐÙI, VẾ và sau cùng là BỘ MẶT. Cần xoa bóp kỹ lưỡng nhưng nhẹ nhàng, đặc biệt dùng NGÓN TAY vuốt hoặc dùng dụng cụ Sao chổi hay đôi Đũa thần gạch 6 VÙNG PHẢN CHIẾU HỆ BẠCH HUYẾT để làm cho khỏe. Tất cả các nơi đều lập lại 3 lần.
Sau độ 30 phút làm phần xoa bóp cổ điển như trên, ta hãy bắt đầu xoa bóp với kiến thức và kinh nghiệm của mình trong mônDIỆN CHẨN, chủ yếu dựa vào các ĐỒ HÌNH PHẢN CHIẾU và ĐỒNG ỨNG trên TOÀN THÂN. Dùng tay kết hợp với dụng cụ DC, lựa dụng cụ thích hợp với khách mà dò tìm SINH HUYỆT, VÙNG ĐAU, VÙNG NHIỆT ĐỘ BẤT THƯỜNG (nóng cao hơn 37 độ C hoặc lạnh), VÙNG DA THỊT BẤT THƯỜNG (cứng hay mềm, nhão bất thường) trên toàn cơ thể, VÙNG CÓ DẤU VẾT BẤT THƯỜNG (như tàn nhang, mụt ruồi, vết thẹo...) trên các đồ hình hoặc tại chỗ.
6/ Sau khi dò ra rồi thì tìm cách xử lý các điểm hay vùng bất thường đó bằng TAYNếu không đạt kết quả tốt cho khách thì lúc đó, CV VietMassage mới sử dụng dụng cụ thích hợp với khách cho đến khi đạt kết quả tốt. VD: Dùng tay day, ấn, vuốt, đẩy... vùng đau hay điểm đau. Khi không có kết quả thì hãy dùng que dò, lăn hay cào... mà khách thấy dễ chịu và có kết quả. Tránh làm đau khách.
Nên nhớ làm VietMassage chủ yếu là làm cho khách thư giãn, sung sướng, dễ chịu. Việc chữa bệnh là phụ nên bệnh nào có thể giải quyết được dễ dàng và mất ít thì giờ mới làm. Tránh chủ tâm chữa bệnh cho khách mà điều chính yếu là phải làm cho họ thư giãn, dễ chịu, thoải mái và sung sướng.
Nói khác đi, LÀM THƯ GIÃN LÀ CHÍNH, CHỮA BỆNH LÀ PHỤ.
7/Cuối cùng, kết thúc buổi massage bằng câu hỏi với khách bằng giọng nói vui vẻ, trìu mến, thân mật: “Anh (hay chị, ông , bà...) cảm thấy thế nào? Có hài lòng hay có điều gì quí khách cần góp ý với chúng tôi?”. Và sau cùng, xin phép khách được hôn nhẹ lên má họ với lời nói êm nhẹ và nụ cười: “MONG ĐƯỢC PHỤC VỤ CÁC BẠN NHIỀU LẦN NỮA”.
GSTS Bùi Quốc Châu
*Bài này đã được cô Lệ Yến ( trợ giảng của thầy trong những khóa đào tạo DC ở nước ngoài) chuyển qua Pháp 

Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU NGỌN HẢI ĐĂNG CỦA Y HỌC BỔ XUNG


“Điều khiển liệu pháp Thầy Châu đã cho ra đời, khắp nước Việt Nam nơi nơi cũng đều biết, điều khiển liệu pháp thích ứng với muôn người, biến ta nên người chữa trị chính bản thân ta, hãy reo vui mừng đón chào Diện chẩn người ơi…”
Đó chính là trích đoạn câu hát mà nhạc sỹ Võ Hơn viết ngày 12 tháng 11 năm 1989 để tặng cho người thầy của mình và cũng là người thầy đáng kính của tôi, GSTSKH Bùi Quốc Châu.
Vậy là đã 8 năm trôi qua, 8 năm tôi được học tập và thực hành DIỆN CHẨN ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP BÙI QUỐC. Là một bác sĩ khi bắt đầu theo học phương pháp này, tôi không khỏi ngỡ ngàng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi lần lượt áp dụng các nguyên lý của phương pháp này vào trong thực tiễn lâm sàng.
Tuy nhiên cũng không thể không nhắc đến những ngày  đầu tiên theo học phương pháp này, đó là vào một buổi tối mùa xuân năm 2002 khi tham gia một lớp y dịch do Trung ương hội Đông y tổ chức, tôi có làm quen với thầy Phan Xuân Quyên và được nghe nói chuyện về phương pháp do Thầy Châu phát minh từ những năm 1980. Qua câu chuyện tôi quyết định cùng thầy Quyên về nhà và vào đúng lúc đó tôi thấy hơi đau ở vùng thắt lưng và được cô Phạm Kim Phương chỉ dùng một cái dụng cụ của phương pháp vạch qua vạch lại vài cái lên trán tôi và quả là điều kỳ lạ,cảm giác đau ở lưng của tôi lúc đó tự nhiên biến mất. Với niềm phấn khởi vô cùng thế là tôi ghi tên theo học luôn khóa đó tại nhà của thầy Quyên.
Thoạt  đầu tiên khi tiếp xúc với các đồ hình ngộ nghĩnh, lúc thì cái lưng ở trên mặt, có lúc thì bàn tay trên mặt … tôi thường liên tưởng đến kiến thức giải phẫu khi còn học ở trường  và điều khó hiểu là không làm sao tôi nhớ được đồ hình nào cả. Về sau tôi mới phát hiện ra rằng nếu chỉ nhìn đồ hình và các phác đồ gợi ý thì chỉ giải quyết được một số vấn đề chứ không đạt được nhiều kết quả, cho nên tôi mới rà soát lại toàn bộ lý thuyết của phương pháp mà GS Bùi Quôc Châu đã phát minh và hoàn thiện. Từ đó trở đi mỗi khi gặp một ca bệnh nào đó là tôi lại áp dụng ngay phương pháp này vào thực tiễn và thật là kỳ lạ càng áp dụng bao nhiêu tôi càng thấy hiệu quả bấy nhiêu. Sự thực là với phương pháp này thì lý thuyết sao thì thực hành vậy và đặc biệt là nó có thể giúp cho bệnh nhân tự trị bệnh cho chính mình sau khi được thầy thuốc hướng dẫn cụ thể. Đúng là “biến ta nên người chữa trị chính bản thân ta”.
Và cũng trong thời gian này tôi công tác tại một phòng y tế  tại một trường cao đẳng nghề, công việc chính là chăm sóc sức khỏe cho toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh toàn trường.
Trong thời gian đó tôi đã tổng hợp thống kê trên 500 bệnh nhân, gồm các nhóm như sau:
1.       Cao huyết áp có 200 bệnh nhân
2.       Chảy máu có 50 bệnh nhân
3.       Suy nhược cơ thể có 100 bệnh nhân
4.       Đau khớp có 150 bệnh nhân.

*Đối với chứng cao HA: trong 200 bệnh nhân người có 150 nam 50 nữ, tuổi cao nhất là 80. HA cao nhất là 200/140mmHg.
Huyệt thường được sử dụng là 61- ,156-, 0
Kết quả  : 40 trường hợp giảm được 20mmHg, chiếm 20%
               140 trường hợp giảm được 10 mmHg, chiếm 70%
               20 trường hợp là không đáp ứng, HA không thay đổi.

*Đối với chứng chảy máu: ở đây chảy máu thường là các trường hợp chảy máu mao mạch và các động mạch nhỏ do tai nạn lao động và sinh hoạt gây ra. Trong tổng số 50 trường hợp có:
-30 ca chảy máu do kính, tôn cắt vào tay, chân. Được cầm máu ngay sau 5 phút, huyệt được dùng là 16- kết quả đạt 60%
-10 ca cầm máu sau 10 phút kết hợp với băng ép chiếm 20%
-10 ca chảy ở mạch lớn như đùi, cổ, chiếm 20%. Sau 10 phút không đáp ứng nên chuyển bệnh viện sau khi đã băng bó theo phác đồ cấp cứu thông thường.
*Đối với chứng suy nhược cơ thể, mất ngủ:  có 100 trường hợp và các huyệt được áp dụng là 134, 34, 0. Kết quả:
-60 ca cải thiện được giấc ngủ tốt sau 3 ngày, chiếm 60%
-30 ca cải thiện sau 10 ngày, chiếm 30%
-10 ca không đáp ứng sau 30 ngày, chiếm 10%
*Đối với chứng đau khớp: đặc biệt là khớp gối, vai, cổ, gáy thì 150 trường hợp. Các huyệt thường dùng là  26, 61, 0 kèm theo sinh huyệt ở các vùng phản chiếu. Kết quả:
-90 ca tốt, không đau lại sau 3 tuần điều trị, chiếm 60%
-45 ca đỡ đau cần điều trị tiếp, chiếm 30%
-15 ca không đỡ, chiếm 10%.

Trên đây là các trường hợp tôi áp dụng ở phòng y tế Trường Cao đẳng In (Bộ Văn hóa). Ngoài ra trong cuộc sống vẫn thường gặp nhiều chứng lạ,  tôi vẫn áp dụng và thu được nhiều kết quả tốt.
Điều đặc biệt ở đây là khi áp dụng phương pháp này cho bệnh nhân không phải chỉ một mình tôi trực tiếp điều trị cho bệnh nhân mà tôi chỉ thăm khám và làm mẫu 3-5 lần rồi hướng dẫn cho bệnh nhân tự làm theo. Và chính các kết quả mà người bệnh phản ánh lại càng làm tôi say mê với phương pháp này.
Bên cạnh đó từ đáy lòng mình tôi vẫn cần phải làm một phép so sánh - tuy rằng mọi sự so sánh đều là khập khiễng - đó là xét về mặt kinh tế mà nói khi áp dụng phương pháp DC-ĐKLP-BÙI QUỐC CHÂU tôi đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho bệnh nhân tuy không nhiều nhưng quả thật với thu nhập trung bình thì tiết kiệm được vài chục ngàn cho một lần điều trị mà vẫn đạt được kết quả mong muốn.
Không những thế mà có lần tôi đi du lịch tại Bắc Hải Trung Quốc, tại đó tôi cũng đã áp dụng phương pháp này khiến nhiều người dân Trung Quốc họ rất tò mò và hỏi tại sao phương pháp bấm huyệt có hiệu quả như vậy mà họ chưa thấy bao giờ. Tôi liền nói với họ với giọng tự hào rằng đây là một phát minh của người Việt Nam, đó là GSTS Bùi Quốc Châu. Và tôi cũng biết rằng không chỉ người Trung Quốc khâm phục phương pháp này mà ngay cả người một số nước tiên tiến cũng theo học với Thầy Bùi Quốc Châu, như người Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật…
Thật đáng tự hào khi phương pháp của GSTS Bùi Quốc Châu ngày càng được đông đảo người bệnh đón nhận vì phương pháp này đã biến mọi người bệnh thành thầy thuốc của chính mình.
Với tôi thì từ ngày theo học và áp dụng phương pháp này tôi cảm thấy cuộc sống ngày càng tốt đẹp và có ý nghĩa hơn vì mình đã giúp cho được rất nhiều người ít ra thì trong gia đình và bạn bè thân hữu giải quyết những vấn đề đơn giản mà chưa cần phải sử dụng hóa dược khi chưa cần thiết.
Một lần nữa, để bày tỏ lòng tri ân đến thầy, tôi xin mượn lời bài hát của nhạc sĩ Võ Hơn để chứng minh rằng phương pháp của Thầy Châu rất được mọi người hoan nghênh và đón chào: “Điều khiển liệu pháp từ nơi nước Nam ra đời, lan khắp đại dương, năm châu vui mừng đón. Điều khiển liệu pháp đuốc sang cho mai sau, chính đây là niềm tự hào nước Việt Nam ta, hãy reo vui mừng đón chào Diện Chẩn người ơi…” 
      
       BS Nguyễn Đắc Thảo
 (Chủ nhiệm CLB DC CB  Tel:0983113686)